Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Mức độ nguy hiểm do Ô nhiễm môi trường gây tổn thương não

(TNO) Một cuộc nghiên cứu mới xác nhận việc tiếp xúc lâu dài với tình trạng ô nhiễm không khí, cả khi ở mức độ thấp, có thể gây tổn thương não, dẫn đến những rối loạn thần kinh khác liên quan đến tuổi già, theo hãng tin UPI.

Ô nhiễm gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người - Ảnh: AFP
Chuyên gia Elissa Wilker thuộc Đơn vị Nghiên cứu Dịch tễ học Tim mạch tại Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess và Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan (Mỹ) cùng các cộng sự, đã công bố phát hiện của họ trên chuyên san Stroke mới đây.
Đoàn Ê kíp nghiên cứu đã thử nghiệm tác động của việc phơi nhiễm PM2,5, tức những hạt mịn hiện diện trong không khí như bụi, bồ hóng, khói thuốc và chất lỏng có đường kính chưa đầy 2,5 micrometer. Trong khoảng thời gian từ năm 1995-2005, họ sử dụng công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) để phân tích sức khỏe não của hơn 900 người khỏe mạnh trên 60 tuổi sống xung quanh các thành phố Boston và New York.
Theo ông Wilker, nhồi máu não có liên quan đến chức năng nhận thức tồi và chứng mất trí nhớ.
“Việc phơi nhiễm lâu dài với tình trạng ô nhiễm không khí đã cho thấy những tác động có hại cho não trong cuộc nghiên cứu này, cả khi ở mức độ thấp, đặc biệt với người già”, chuyên gia trên nhấn mạnh.

Họ phát hiện một sự gia tăng 2 microgram hạt PM2,5 trong mỗi mét khối không khí, mức phổ biến ở các khu vực đô thị, có liên quan đến việc giảm 0,32% tổng khối lượng não và tăng 46% rủi ro bị nhồi máu não, có thể được coi là một dạng đột quỵ “thầm lặng”.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 7 triệu người thiệt mạng trong năm 2012 do ô nhiễm không khí, khoảng 40% trong số những trường hợp tử vong này có liên quan đến đột quỵ.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Cá chết hàng loạt ở Tây Ninh

Cá chết hàng loạt ở Tây Ninh

Cá ở Dọc rạch Vàm Bảo (xã Long Thuận, Long Giang và Long Khánh, huyện Bến Cầu, Tây Ninh) xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, hôi thối. Cá chết chủ yếu là loại cá trắng như cá mè, cá chốt…

Hàng trăm ký cá được vớt lên từ rạch Vàm Bảo

Tại khu vực này, hàng trăm người đổ xô đi vớt cá. Trong đó có cả những người Campuchia sống tại khu vực biên giới.
Trước hiện tượng cá chết hàng loạt, bà con hết sức lo lắng. Bởi đây là nguồn nước sinh hoạt hằng ngày và tưới tiêu cho hoa màu. Nguồn nước đang bị ô nhiễm hay bị nhiễm chất độc hại, cần kiểm tra chất lượng nước để tìm ra nguyên nhân của cá chết hàng loạt, giúp bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ các loại thủy sinh trong nước

10 công dụng ít ai biết của dầu dừa

Dầu dừa là một loại tinh chất được chiết xuất từ dừa tươi nguyên chất , nhờ thế nên dầu dừa có rất nhiều tác dụng đại loại như là chất dưỡng da tự nhiên, trẻ hóa da, ngăn ngừa nám, dưỡng môi , trị khô nứt, giảm ngứa và sưng tấy nhưng chắc chắn ít ai biết dầu dừa còn có những công dụng dưới đây.

1. Cạo lông với dầu dừa

Để cạo lông chân với dầu dừa, hãy mang theo một lượng nhỏ dầu dừa khi đi tắm. Tắm xong, dùng một chiếc khăn ẩm để lau khô nước ở chân. Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên chân. Sử dụng khoảng một muỗng cà phê cho mỗi chân, chỉ cần một lượng nhỏ nhưng rất hiệu quả. Cạo lông đi và đừng quên rửa sạch dao cạo thường xuyên vì dầu dừa có thể làm cùn lưỡi dao.

Sau khi ra khỏi phòng tắm, vỗ cho chân khô ráo. Lớp dầu dừa còn bám lại sẽ giúp làn da chân của bạn trở nên mềm mại. Nếu muốn, bạn có thể dùng dầu dừa như một loại kem dưỡng ẩm để massage chân sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn nữa.


Ảnh: Higherperspective.


2. Dầu dừa đông lạnh

Yogurt đông lạnh từ dầu dừa nghe có vẻ lạ, nhưng nó rất ngon. Đây là cách dễ nhất để bổ sung dầu dừa vào thực đơn của bạn. Bạn cũng có thể ăn kèm với quả mâm xôi, việt quất hoặc mật ong. Món này ngon như trái cây đông lạnh vậy.

3. Súc miệng

Những người thích súc miệng bằng dầu dừa cho biết nó có tính năng khử độc rất mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng dầu dừa có thể chữa khỏi một số bệnh mãn tính và mang lại hơi thở thơm mát, hàm răng trắng bóng.

4. Kem dưỡng ẩm

Dầu dừa là một loại "kem dưỡng ẩm" rất tốt. Có thể thêm một chút tinh dầu cam vào để kem có mùi thơm dễ chịu hơn. Hãy thoa kem sau khi tắm và nhớ đặt một lọ dầu dừa nhỏ cạnh giường ngủ để massage giúp da mặt, tay, chân không bị khô.

5. Kem đánh răng

Trộn dầu dừa và baking soda thành một hỗn hợp sền sệt. Thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và các khoáng chất thiết yếu nếu bạn muốn. Giờ thì bạn có thể yên tâm sử dụng loại kem đánh răng tự chế này với những công dụng bảo vệ răng miệng rất tốt.

6. Bánh cupcake chocolate dầu dừa

Bánh này có thể làm tại nhà với công thức rất đơn giản. Bạn chỉ cần ít bột ca cao, dầu dừa và mật ong nguyên chất hoặc sirô tinh khiết. Có thể thêm vào các loại quả mọng, kem, bánh pudding và nhiều loại nguyên liệu khác nữa để chiếc bánh trở nên hấp dẫn hơn.

7. Dầu chiên

Bạn muốn thưởng thức món khoai tây chiên? Đừng đầu độc cơ thể với các loại dầu thực vật tinh chế độc hại. Hãy thử thay thế bằng dầu dừa. Hơn nữa, vì dầu dừa không dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bạn có thể giữ lại dầu sau khi chiên và tái sử dụng nó. Dầu dừa rất an toàn và lành mạnh.

8. Lăn khử mùi

Hãy thay thế lăn khử mùi đầy hóa chất của bạn bằng dầu dừa tự nhiên, có chức năng giữ ẩm. Lưu ý chỉ nên thoa một lớp thật mỏng lên da thôi. Cách này vừa tiết kiệm lại đơn giản và tốt cho da làn nhạy cảm.

9. Sốt mayonnaise dầu dừa

Thay vì dùng sốt mayonnaise với loại dầu thực vật chứa PUFA (chất béo không bão hòa đa thể) dễ bị ôi thiu, bạn hãy sử dụng sốt mayonnaise dầu dừa tự nhiên tốt cho sức khỏe hơn. Một ưu điểm nữa của sốt dầu dừa là chứa các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

10. Tẩy trang

Chỉ cần chà xát khoảng một muỗng cà phê dầu dừa giữa các ngón tay đến khi tay ấm lên, sau đó massage lên da mặt để tẩy trang. Để tẩy mascara mắt, hãy tấm ướt một chiếc khăn bằng nước nóng, vắt khô, đặt lên mặt rồi nhẹ nhàng massage quanh vùng mắt. Nếu cần thiết, bạn lặp lại quá trình này một lần nữa.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Đánh giá Tác động Môi trường: Vấn đề nan giải



Những nguyên nhân chính lý giải sự yếu kém của quy trình thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) ở các nước đang phát triển đã được TS. John.O.Kakonge – cố vấn đặc biệt hãng tin South-South News (có trụ sở tại New York, Mỹ) phản ánh chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tham nhũng và quản lý yếu kém

Một trong những thách thức lớn đối với quy trình thực thi ĐTM chính là tham nhũng và quản lý yếu kém. Cũng chính vì thế mà việc thực hiện ĐTM ở Thái Lan thường bị chỉ trích là không hợp pháp và thiếu trung thực, thậm chí rất hiếm khi tham vấn ý kiến cộng đồng, dẫn đến các khuyến nghị, đề xuất hay bị lờ đi, trừ trường hợp có khiếu nại. Điều này cũng có thể quan sát được ở Nigeria.

Không chỉ với các doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện ĐTM, KwaZulu-Natal Wildlife – một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã uy tín tầm cỡ quốc tế ở Nam Phi – cũng bị nêu danh khi nói tới bê bối tham nhũng liên quan tới các tổ chức phi chính phủ vì bị coi là dính líu tới tham nhũng khi cản trở quy trình ĐTM bằng cách không tuân thủ khung thời gian phản hồi.

Còn rất nhiều báo cáo ĐTM bị mua chuộc và thường được dùng để “xoa dịu các cơ quan chính phủ, cộng đồng, khiến họ lầm tưởng rằng mọi thứ đều ổn nhưng thực ra, các tác động nghiêm trọng lên môi trường vẫn đang tiềm ẩn bên trong”.

Nhìn tổng thể thì các nước đang phát triển là nơi còn nhiều yếu kém trong quản lý và thiếu ưu tiên vấn đề tác động môi trường trong các chính sách quốc gia. Nói như tác giả Svetlana Wibourne trong báo cáo Corruption and the Environment (Tham nhũng và Môi trường), thì lãnh đạo các nước đang phát triển “sẵn sàng hy sinh bầu không khí và nguồn nước sạch, đa dạng sinh học và những cánh rừng, trừ phi chúng có thể biến thành lợi ích kinh tế, hỗ trợ các chương trình nghị sự chính trị ngắn hạn cũng như có các lợi ích kinh tế trung hạn” mà không ý thức được rằng việc làm này sẽ châm ngòi cho tham nhũng và gây ra những hậu quả môi trường không ngờ tới trong tương lai.

Chất lượng các báo cáo ĐTM còn thấp

Lý do thứ hai giải thích sự yếu kém của quy trình ĐTM là chất lượng báo cáo thấp và thiếu nhất quán.

ĐTM của Dự án trồng mía đường ở đồng bằng Tana (Kenya) là một ví dụ. Báo cáo dài tới 412 trang, sử dụng ngôn ngữ khoa học – kỹ thuật khoa trương với nhiều phương trình hóa học và biểu đồ kinh tế phức tạp, đến các thuật ngữ về loài cũng bằng tiếng Latin. Kiểu báo cáo này thực sự vượt ra khỏi tầm hiểu biết của nhiều lãnh đạo và quan chức địa phương.

Có không ít nguyên nhân lý giải vì sao chất lượng báo cáo ĐTM thường thấp nhưng một nguyên nhân quan trọng cần nhắc tới là lượng thông tin và dữ liệu về môi trường mà nhiều báo cáo chuẩn bị quá sơ sài. Bởi “nhu cầu về số lượng báo cáo ĐTM ngày càng nhiều trong khi nguồn dữ liệu cơ sở lại vô cùng ít ỏi đã dẫn tới việc hàng loạt báo cáo ĐTM có chất lượng thấp và ít giá trị” – Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận.

Cũng theo Ngân hàng này thì các báo cáo ĐTM yếu kém chính là sản phẩm của những cán bộ có năng lực và thông tin về môi trường hạn chế.

Cơ chế giám sát lỏng lẻo

Muốn tạo ra các ĐTM hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược thì phải có cơ chế giám sát phù hợp. Việc bỏ qua bước này hiện đang là một trong những điểm yếu của quy trình ĐTM.

Thông thường, bản ĐTM mà các cơ quan chính phủ phê duyệt được mặc định đã gồm cả một kế hoạch quản lý môi trường phục vụ hoạt động giám sát. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như phân bổ kinh phí không đều, thiếu cán bộ thực thi giám sát của chính phủ, thiếu nguồn thông tin – dữ liệu chất lượng, thiếu cam kết từ phía chính phủ về việc triển khai các hoạt động giám sát cùng những ưu tiên mang tính cạnh tranh khác nên các kế hoạch quản lý ĐTM về sau hầu như không được thực hiện.

Để đạt được tín nhiệm, hoạt động giám sát cần đưa vào quy định bắt buộc – bà Clare Harmer nhấn mạnh trong một báo cáo nghiên cứu năm 2005 – vì đây là hoạt động cần thiết giúp xác định đầu ra của ĐTM. Chưa kể từ đây, các bên liên quan có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý giá cho những dự án sau. Có như vậy, quy trình ĐTM mới không còn mang tính hình thức.


Quy trình ĐTM hiện đa phần vẫn mang tính hình thức (Ảnh minh họa: EOI)

Năng lực hạn chế

Yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ làm ĐTM đang được đặt ra cấp thiết ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Phi. Nếu có điều kiện, cần khuyến khích các chuyên gia ĐTM cấp quốc gia và khu vực phối hợp làm ĐTM với những người có nhiều kinh nghiệm hơn ở trong hoặc ngoài khu vực.

Mặt khác cũng cần chú trọng xây dựng hồ sơ năng lực cho cơ quan quản lý phê duyệt ĐTM của một số nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những nước này không đủ khả năng xem xét các báo cáo ĐTM dẫn đến tình trạng tồn đọng nghiêm trọng. Thống kê của WB cho biết, năm 2007, El Salvador bị tồn tới 2.500 ĐTM khiến quy trình ĐTM bị tắc nghẽn.

Để tránh rơi vào tình trạng này, các tổ chức không đủ năng lực nên đầu tư mời các chuyên gia tư vấn độc lập thẩm định ĐTM đi đôi với việc nâng cao trình độ nhân lực.

Cuối cùng, việc thực hiện ĐTM chắc chắn sẽ tốn kém cả về tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, quá trình này chắc chắn phải được thực hiện một cách nghiêm túc và không được thỏa hiệp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Quốc tế về đánh giá tác động/Viện Đánh giá tác động môi trường (IAIA/IEA 1999) thì để có quy trình thực hiện ĐTM tốt, các chính phủ và các bên liên quan cần xây dựng các hình mẫu thực hiện ĐTM đảm bảo tính thực tế, chi phí rẻ, có trọng tâm, có sự tham gia của các bên liên quan, thu hút liên ngành và minh bạch.

Ván đề các báo cáo ĐTM còn chưa đạt được đúng như nội dung và hình thức ban đầu của nó là do tham những quản lý yếu kém, việc nở rộ ra các cơ quan thẩm quyền xét duyệt của các cơ quan thiếu kiểm soát kéo theo nhiều hệ lụy về sau.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

PHẢN ĐỐI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUỐC LỘ 1A TÊ LIỆT 10 GIỜ


Sự việc xảy ra từ khoảng 17h30 chiều qua (14/4) và kéo dài tới rạng sáng nay (15/4) trên Quốc lộ 1A (QL1A) đoạn qua huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nguyên nhân là do nhà máy nhiệt điện tại đây xả tro, xỉ, khói bụi gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho người dân.





Đến khoảng 19 giờ tối 15-4, tình trạng ùn tắc giao thông trên quốc lộ 1A (đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã cơ bản được giải tỏa.

Vụ việc bắt đầu xảy ra từ chiều tối 14-4, do bức xúc việc gió lớn đưa bụi xỉ từ bãi xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 bay mù mịt khắp các khu dân cư, nhiều người dân xã Vĩnh Tân đã kéo ra quốc lộ 1A chặn xe phản đối nhà máy gây ô nhiễm. Sự việc gây ùn tắc giao thông trong nhiều giờ liền trên quốc lộ 1A với đoàn xe dài hàng chục cây số ở hai đầu. Đến khoảng 2 giờ sáng 15-4, chính quyền địa phương đã vận động, thuyết phục người dân ra về trả lại sự lưu thông bình thường trên quốc lộ 1A.

Tuy nhiên, giữa buổi sáng 15-4, một số người dân thôn Vĩnh Phúc (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong) tiếp tục mang gậy gộc và bàn ghế ra phản đối việc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1A bị ùn tắc trở lại.

Theo một lãnh đạo UBND huyện Tuy Phong, việc người dân tiếp tục phản đối ô nhiễm môi trường gây ùn tắc quốc lộ 1A là có dấu hiệu của việc bị đối tượng xấu lợi dụng tình hình để xúi giục, kích động. Do đó, người dân trong vùng bị ảnh hưởng ô nhiễm cần bình tĩnh, kiềm chế để cùng phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục, tránh bị lôi kéo, dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ… Đến chiều 15-4, Công an tỉnh Bình Thuận điều động lực lượng Cảnh sát cơ động đến giải tỏa đám đông và ổn định tình hình.

Đau đầu vấn đề xả thải.

Tình trạng vô tư xả khói thải ồ ạt của cơ sở chế biến lâm sản (đứng phép kinh doanh là Công ty Minh Ngọc) gây ô nhiễm nghiêm trọng, khiến người dân thôn 8, xã Thiệu Dương (TP. Thanh Hoá) bức xúc. Sự việc đã kéo dài suốt thời gian dài tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Cơ sở chế biến lâm sản xả thải ra môi trường. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Cơ sở chế biến lâm sản xả thải ra môi trường. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Vô tư xả thải
Trước tình trạng vô tư xả khói thải của chủ cơ sở chế biến lâm sản, người dân thôn 8, xã Thiệu Dương vô cùng bức xúc khi chủ cơ sở lâm sản này mặc dù hoạt động đã 3, 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề về môi trường. Người dân nơi đây cho biết, kể từ khi cơ sở này đi vào hoạt động cũng là lúc hàng chục hộ dân phải từng ngày gánh chịu sự ô nhiễm về không khí, khói mùi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh tật, nhất là về đường hô hấp.
Có mặt tại cơ sở chế biến lâm sản một ngày mưa rả rích, điều khiến chúng tôi bất ngờ là ống khói xả thải của đơn vị này chỉ cao chừng 10m, công xưởng được xây dựng bằng những gian nhà cấp 4, lợp tôn lụp sụp kín mít, lại có vị trí nằm cận kề một cây xăng (ngay bên đường) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. “Hôm nay, do thời tiết âm u, mưa nhỏ nên lượng khói thải ra của cơ sở này không khuếch tán được, khói thải ra kết hợp với mưa, độ ẩm cao khiến lượng khói thải cùng với thứ mùi đặc trưng hôi thối của nó cứ thế âm ỉ trong không khí, ùa vào nhà dân ảnh hưởng đến cuộc sống chúng tôi trong thời gian dài”, một người dân cho biết. Qua quan sát được biết cơ sở chế biến lâm sản này có vị trí nằm ven đường nối từ xã Thiệu Dương lên trung tâm TP Thanh Hoá nên lưu lượng người qua đây cao, việc xả thải khói bụi gây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Bầu không khí ngày càng u ám và ô nhiễm trầm trọng, làm cho môi trường sống, học tập và làm việc của nhiều hộ dân gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã nhận được rất nhiều bức xúc và không đồng tình của người dân mà công ty này vẫn hiên ngang xả thải.
Trước thực trạng ngang nhiên xả thải gây ô nhiễm cũng như tiềm ẩn nhiều hệ luỵ bất cập từ cơ sở chế biến lâm sản này; trước những bức xúc, phản ánh của người dân cùng sự vào cuộc kiểm tra của các cấp ngành chức năng, chính quyền địa phương… nhưng thực tế, đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sắp tới sẽ tiếp tục kiểm tra
Được biết, cơ sở chế biến lâm sản tư nhân này người đứng tên đăng ký kinh doanh là ông Dương Văn Trường với tên kinh doanh là Công ty Minh Ngọc, có diện tích sử dụng hơn 4.000m2, được UBND huyện Thiệu Hóa cho thuê 50 năm (từ năm 2010) với mục đích xây dựng xưởng sản xuất cót ép và xưởng mộc dân dụng tại xã Thiệu Dương. Với việc đăng ký Công ty Minh Ngọc cũng như mục đích hoạt động sử dụng đất rõ ràng lâu dài những tưởng đơn vị này đã chấp hành nghiêm chỉnh hệ thống xử lý bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo quy định Nhà nước, nhưng thực tế khi trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Quốc Huy – Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương khẳng định là cơ sở chế biến trên không có hệ thống xử lý môi trường, cũng như chưa có biện pháp xử lý khói thải từ lò đốt theo quy định.
Ông Huy nhấn mạnh, gần đây nhất thực hiện theo công văn số 2515/UBND-TNMT ngày 12-8-2014 của UBND TP. Thanh Hoá, cùng việc kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở kinh doanh này với kết luận cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý khí thải ra môi trường. Đầu tháng 4 tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh kiểm tra cơ sở, nếu vẫn không thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo vệ môi trường thì sẽ đình chỉ.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Năm 2015 tỉnh Quảng Ngãi gỡ khó cho doanh nghiệp

Nhằm đem đến nền kinh tế phồn thịnh trên đất quảng ngãi chủ tịch UBND tỉnh đã ban bố nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tạo môi trường thuận lợi đồng thời tháo gỡ khó khắn cho nhiều doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất , kinh doanh và phát triển , giải quyết việc làm cho người dân nghèo.
Ông Lê Viết Chữ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: VOV

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Ngãi, Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Viết Chữ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về những kế hoạch hành động của Quảng Ngãi để thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015, qua đó phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về thời cơ và thách thức của Quảng Ngãi trong năm 2015?

Bước sang năm 2015, Quảng Ngãi thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi đan xen với nguy cơ và thách thức. Điều đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong tỉnh, huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.

Vậy Quảng Ngãi sẽ có những giải pháp, kế hoạch gì để hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội năm nay, thưa ông?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 5/1/2015 và Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 15/1/2015 về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2015. Trong đó xác định tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết việc làm cho nhân dân là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Theo đó, năm 2015 tỉnh sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư; nhất là những vấn đề bức xúc như quy hoạch, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp phép xây dựng, giao đất, cho thuê đất, đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác khoáng sản…; hủy bỏ các thủ tục, các quy định không cần thiết, làm khó cho nhà đầu tư.

Việc xây dựng cơ chế, chính sách phải theo hướng tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng theo quy luật của kinh tế thị trường; tạo cơ hội cho tất cả mọi người có vốn, có công nghệ và có năng lực quản lý là đầu tư kinh doanh thành công trên địa bàn tỉnh; tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người dân.

Chúng tôi cũng xác định nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kết nối ngân hàng-doanh nghiệp; giải quyết ách tắt để khơi thông dòng vốn đưa vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có dự án tốt được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh; đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến.

Quảng Ngãi từ một tỉnh nghèo, thuần nông, nay đã có sự phát triển vượt bậc về công nghiệp. Xin ông cho biết sắp tới tỉnh có kế hoạch, chủ trương gì để hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp?

Chúng tôi sẽ hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận, giới thiệu dịch vụ ngân hàng đến các nhà đầu tư, dự án lớn trên địa bàn tỉnh, nhất là tại Khu kinh tế Dung Quất, Khu Công nghiệp-Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế; thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước; thường xuyên tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Về phát triển công nghiệp, dịch vụ, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định, phấn đấu vượt kế hoạch sản lượng năm 2015. Tập trung nguồn lực thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư tạo quỹ đất sạch thực hiện các dự án lớn; trọng tâm là dự án Khu Công nghiệp-Đô thị và Dịch vụ VSIP; dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Dung Quất, Nhà máy bột giấy VNT 19.

Cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh chủ động phối hợp với nhà đầu tư khảo sát nhu cầu sử dụng lao động để có kế hoạch đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm; đổi mới phương thức đào tạo nghề theo hướng gắn đào tạo với sử dụng lao động. Nhà nước hỗ trợ để người sử dụng lao động tự tổ chức đào tạo gắn với sử dụng lao động ổn định, lâu dài. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Công tác quản lý của cơ quan Nhà nước có vai trò quyết định trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra, vậy xin ông cho biết tỉnh sẽ có những động thái nào để công tác quản lý thực sự trở thành động lực phát triển chứ không phải lực cản gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân?

Về công cuộc cải cách hành chính, Quảng Ngãi sẽ chú trọng vào việc nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức. Những quy trình, thủ tục nào gây khó cho nhà đầu tư, cho người dân sẽ kiên quyết hủy bỏ; từng bước áp dụng giải quyết thủ tục hành chính qua internet; xây dựng nền hành chính thân thiện, gần gũi để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Chúng tôi sẽ kiên quyết tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt yêu cầu chất lượng về đề án vị trí việc làm đối với tất cả các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, cần làm rõ chức danh, tiêu chuẩn công chức và nhiệm vụ cụ thể của từng người; việc đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên, chủ động tổ chức thanh tra công vụ; xử lý nghiêm túc cán bộ, công chức sai phạm, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong năm 2015 việc quan trọng nhất đối với Quảng Ngãi đó là đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng tính tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, lao động, tài chính và tăng cường phân cấp , từng bước chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang đặt hàng cung ứng dịch vụ công, mục đích đảm bảo cạnh tranh công bằng.

Chúng tôi cũng xác định, nhiệm vụ năm 2015 là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh. Do đó để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, tôi cho rằng cần khơi dậy, phát huy sức mạnh từ nguồn lực con người, truyền thống văn hiến của quê hương Núi Ấn-Sông Trà; ý chí vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nhân, chung sức, đồng lòng xây dựng Quảng Ngãi ngày càng giàu đẹp, văn minh.